TIN TỨC

Mẫu thực đơn dành cho người tiểu đường theo đúng chuẩn khoa học

Hiện nay, lối sống nhanh và lười vận động khiến cho bệnh tiểu đường trở nên phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Do đó việc thiết lập thực đơn dành cho người tiểu đường là hết sức quan trọng, cần thiết để hạn chế tối đa sự phát triển của bệnh. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu thực đơn khoa học dành cho những người bị tiểu đường nhé.

Thực đơn dành cho người tiểu đường

thực đơn dành cho người tiểu đường

Bài viết này sẽ giúp cho bệnh nhân tiểu đường có thể lên kế hoạch ăn uống trong vòng 1 tuần, phù hợp với những người đang ăn kiêng muốn kiểm soát lượng calo. Tuy nhiên, vì lượng calo mà cơ thể của mỗi người bệnh cần nạp vào là không giống nhau cho nên không phải 100%  người bị tiểu đường đều phù hợp với một mẫu thực đơn giống y hệt nhau. 

Do đó bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn kết hợp cùng với thực đơn mẫu của bài viết để lên kế hoạch ăn uống phù hợp nhất với cơ địa mình. Lượng calo mỗi ngày của một người bệnh tiểu đường được tính theo công thức sau đây: 25 Kcal x trọng lượng cơ thể. 

Ví dụ: một người đàn ông có cân nặng khoảng 80kg thì lượng calo cần cho cả một ngày là: 25 x 80 = 2000 Kcal, hoặc một người phụ nữ có cân nặng 45kg thì lượng calo cần thiết là: 25 x 45 = 1125

Thứ 2

  • Sáng: 1 quả trứng luộc, 1/2 quả bơ, 1 bánh mì nhỏ, 1 quả cam
  • Trưa: 1 bát cơm nhỏ, 1 bát canh rau chân vịt, cá  kho, đậu phụ
  • Ăn nhẹ: 1 ly nước ép cà rốt, bánh quy
  • Tối: ức gà bỏ phần da, 1 bát cơm nhỏ, canh cà chua, hoa quả
Xem thêm:   Toàn cảnh sơ đồ quy hoạch sân bay quốc tế Đồng Nai mới nhất

Thứ 3

  • Sáng: 1 cốc yến mạch hòa cùng với nước sôi, phở gà
  • Trưa: 1 bát cơm nhỏ, canh cá hồi nấu với măng chua, salad cà chua, dưa chuột
  • Ăn nhẹ: sữa chua không đường 
  • Tối: 1 bát cơm nhỏ, thịt heo kho nghệ, súp lơ xanh luộc, hoa quả.

Thứ 4

  • Sáng: Bún chả
  • Trưa: 1 bát cơm nhỏ, bí đỏ nấu xương, rau muống xào, dâu tây
  • Ăn nhẹ: hạt dẻ cười, nước hạt chia 
  • Tối: cá thu sốt, canh rau ngót cùng thịt băm, nước giấm táo 

Thứ 5

  • Sáng: Bánh mì nguyên cám, hoa quả
  • Trưa: 1 bát cơm nhỏ, 1 quả trứng luộc, cá cơm kho, canh cải thìa
  • Ăn nhẹ: đậu phộng, trái cây
  • Tối: 1 bát cơm nhỏ, bò xào với rau củ nghệ vàng, dâu tây

Thứ 6

  • Sáng: 1 bát bún thang, hoa quả
  • Trưa: 1 bát cơm nhỏ, bí đỏ xào tỏi, trứng rán với thịt băm
  • Ăn nhẹ: hạt điều, sữa chua không đường, ít đường
  • Tối: 1 bát cơm nhỏ, salad rau xanh, đậu phụ sốt 

Thứ 7

  • Sáng: Cháo đậu đỏ
  • Trưa: Phở cuốn, trái cây
  • Ăn nhẹ: 1 bắp ngô luộc, nước hạt chia
  • Tối: 1 bát cơm nhỏ, thịt heo luộc, canh cải xoong

Chủ nhật

  • Sáng: Bánh cuốn, nước cam ép
  • Trưa: 1 bát cơm nhỏ, canh gà nấu với cá mòi, canh rau mồng tơi,  thanh long
  • Ăn nhẹ: quả óc chó
  • Tối: Bún cá mòi,  giấm táo

Lợi ích khi ăn uống theo thực đơn khoa học dành cho người tiểu đường

thực đơn dành cho người tiểu đường

  • Tuân thủ theo thực đơn dành cho người tiểu đường sẽ giúp người bệnh đảm bảo cung cấp vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. 
  • Hỗ trợ những người tiểu đường bị thừa cân béo phì giảm trọng lượng cơ thể.
  • Việc lên kế hoạch cụ thể cho các bữa ăn còn giúp ích cho việc theo dõi lượng carb và calo của người bị tiểu đường. 
  • Ngoài ra khiến cho bữa ăn trở nên lành mạnh và mới lạ hơn, bởi vì đó có thể là thực đơn mà người bệnh tiểu đường chưa từng biết đến hay chưa từng được ăn trước đó..
Xem thêm:   Khu đô thị xanh Ecopark Vinh - Eco Central Park

Một số lưu ý về thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường 

thực đơn dành cho người tiểu đường

  • Nên ăn vừa phải các món ăn có chứa nhiều tinh bột. Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng từ 50 đến 60% lượng tinh bột so với những người bình thường.
  • Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2 bữa trứng trong 1 tuần.Không nên sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm đóng hộp hay thức ăn nhanh như: xúc xích, thịt nguội, pate, …
  • Người bị bệnh tiểu đường nên chế biến các món ăn trong thực đơn theo cách luộc, hấp, hạn chế nấu  chiên xào hay hầm nhừ.
  • Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thịt nạc tránh ăn thịt mỡ và ăn nhiều cá để bổ sung thêm chất đạm.
  • Không nên ăn nội tạng động vật.
  • Nên bổ sung cho cơ thể nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp vitamin và chất xơ. 
  • Khi chọn hoa quả nên chọn những loại trái cây ít đường như dưa lưới, dâu tây hay cam, táo, dứa, lê, … 
  • Hạn chế tối đa những loại hoa quả có chứa nhiều đường như nho, xoài, anh đào, dưa hấu
  • Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn nhạt. Mỗi ngày nạp vào cơ thể dưới 6g muối. Hạn chế ăn các món mặn như nước mắm, chao hay dưa muối, cà muối.

Một số thực phẩm cần tránh cho người bị bệnh tiểu đường

thực đơn dành cho người tiểu đường

  • Đồ uống có đường
  • Chất béo chuyển hóa
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột
  • Nước ép trái cây
  • Khoai tây chiên
  • Các loại trái cây sấy khô

Trên đây là mẫu thực đơn dành cho người tiểu đường mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng với những gợi ý trên đây bạn sẽ có thể duy trì sức khỏe một cách tốt nhất.

Trả lời