TIN TỨC

Trình tự thủ tục thu hồi đất theo luật đất đai 2013

Thu hồi đất đai là là trường hợp không hiếm gặp hiện nay thế nhưng không phải người dân nào cũng nắm rõ được vấn đề này. Đây là việc được ban hành bởi Nhà nước vì một lý do nào đó nên muốn thu hồi quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đai của người sử dụng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy đọc những thông tin về trình tự thủ tục thu hồi đất theo luật đất đai 2013 dưới đây.

trình tự thủ tục thu hồi đất theo luật đất đai 2013

Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục thu hồi đất đai 2013

Trình tự thủ tục thu hồi đất đai được thực hiện theo Luật đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Quy trình này được diễn ra tuần tự, công khai minh bạch theo đúng quy định của Nhà nước ban hành.

Các trình tự thủ tục thu hồi đất theo luật đất đai 2013

Trình tự thủ tục thu hồi đất theo luật đất đai 2013 được thực hiện theo 6 bước dưới đây:

trình tự thủ tục thu hồi đất theo luật đất đai 2013

Bước 1: Nhà nước thông báo thu hồi đất tới người sử dụng

Thông báo thu hồi đất sẽ được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền gửi đến từng người có đất thu hồi. Thông báo này sẽ được ban bố theo nhiều hình thức như họp phổ biến hoặc phát thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng đến người dân trong khu vực có đất thu hồi

Bước 2: Đưa ra quyết định thu hồi đất

Cơ quan các cấp có thẩm quyền về thu hồi đất sẽ ra quyết định thu hồi đất thuộc về các chủ thể sau đây:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có quyền thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo, một tổ chức tập thể kể cả tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đồng thời cũng có thể thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích thôn, xã, thị trấn,…
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có quyền thu hồi đất đối với một cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư hoặc thu hồi đất của người Việt Nam có nhà ở tại Việt Nam nhưng định cư bên nước ngoài.
Xem thêm:   Nghị định 100 năm 2018 Bộ xây dựng của Chính phủ

Bước 3: Thống kê tài sản có trên đất

Người sử dụng đất khi bị thu hồi đất có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức khảo sát, kiểm đếm, đo đạc để công việc bồi thường và giải phóng được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nhất.

Trong trường hợp người sử dụng bị thu hồi đất không phối hợp làm việc với cơ quan chức năng làm nhiệm vụ thì cơ quan thẩm quyền tổ chức vận động và thuyết phục để người sử dụng đất phối hợp thực hiện.

Bước 4: Tập hợp ý kiến và thẩm định phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư

Cơ quan tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng phải có trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định cuối cùng về phương án hỗ trợ, bồi thường. Đồng thời cần phối hợp làm việc với cơ quan Ủy ban nhân dân cấp nơi có đất bị thu hồi để lấy ý kiến đưa ra phương án tốt nhất.

Người làm nhiệm vụ cần tổng hợp ý kiến bằng văn bản, ghi rõ ràng cụ thể số lượng đồng tình và không đồng tình. Phải trao đổi đối thoại với những trường hợp có ý kiến không đồng ý với phương án hỗ trợ, bồi thường và tái định cư.

Bước 5: Đưa ra quyết định phê duyệt và niêm yết phương án

Ủy ban nhân dân cấp có đất thu hồi xã không chỉ đưa ra quyết định thu hồi đất mà còn phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày

Xem thêm:   Thông tin quy hoạch chi tiết thành phố Thủ Đức

Bên cạnh đó, tổ chức làm nhiệm vụ này cũng phải phối hợp với Ủy ban nhân dân để niêm yết công khai phương án cuối cùng cũng như chốt lại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Quyết định này phải đề cập rõ mức bồi thường, hỗ trợ , bố trí nhà đất tái định cư, thời gian địa điểm bồi thường,… đến từng người.

Bước 6: Tổ chức chịu trách nhiệm chi trả bồi thường

Theo quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất theo luật đất đai 2013 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm phải chi tiền bồi thường,, phí hỗ trợ tới người sử dụng đất. Nếu vì một lý do nào đó mà cơ quản, tổ chức chịu trách nhiệm về việc chi trả bồi thường chậm hơn so với quy định thì khi thanh toán, người sử dụng đất còn được nhận thêm một mức tương đương với mức phí do bồi thường chậm..

Trong trường hợp người sử dụng đất không nhận tiền bồi thường thì số tiền này sẽ được gửi vào tài khoản tạm giữ của kho bạc Nhà nước.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về trình tự thủ tục thu hồi đất theo luật đất đai 2013. Trình tự này được pháp luật quy định cụ thể và được đảm bảo về quá trình cũng như tiến độ thực hiện minh bạch, hiệu quả nhất. Hi vọng với những thông tin trên phần nào gỡ giải những khúc mắc của người dân khi gặp phải tình trạng này.

Để lại một bình luận