Sơ đồ quy hoạch sân bay quốc tế Đồng Nai được dự kiến quy hoạch 21 ngàn hecta vào năm 2018. Sau nhiều năm chờ đợi vào ngày 05/01/2021 vừa qua giai đoạn 1 của dự án đã chính thức được khởi công. Đây là dự án trọng yếu hàng đầu trong ngành giao thông nói chung và lĩnh vực hàng không khu vực nói riêng.
Thông tin chung về dự án
Cảng hàng không quốc tế Long Thành Đồng Nai là dự án thành phần 3 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) làm chủ đầu tư. Khi dự án được đưa vào khởi công ngày 05/01/2021 đã đánh dấu một bước phát triển mới của đất nước.
Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), ông Lại Xuân Thanh chia sẻ, dự án đầu tư sân bay Long Thành là dự án đặc biệt cấp quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời bảo đảm quốc phòng an ninh.
Đây là một dự án đầy tham vọng, được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không hiện đại hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và được dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác năm 2025.
Sự ra đời của sân bay quốc tế Long Thành ở khu vực phía Nam là rất cần thiết bởi hiện các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều đã lần lượt quy hoạch và đưa vào khai thác các cảng hàng không quốc tế lớn, hình thành tính cạnh tranh trong vai trò trung chuyển của khu vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam lại mới chỉ là điểm kéo dài đường bay từ các trung tâm hàng không trong khu vực của các hãng hàng không lớn đến từ châu Âu, Bắc Mỹ do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng. Chính vì vậy sân bay quốc tế Long Thành ra đời đã giảm tải và hỗ trợ rất nhiều cho sân bay Tân Sơn Nhất và hơn thế nữa là góp phần phát triển đất nước.
Sơ đồ quy hoạch sân bay quốc tế Đồng Nai
Theo sơ đồ quy hoạch sân bay quốc tế Đồng Nai, vị trí dự án tọa lạc tại xã Suối Trầu thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đây là một vị trí thuận lợi, cách TP.Biên Hoà 30 km theo hướng Đông Đông Nam, cách TP HCM khoảng 40km theo hướng Đông, cách cửa ngõ vào “Thành phố công nghiệp” Nhơn Trạch 5 km, nằm cạnh quốc lộ 51A gần thị trấn Long Thành và cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km.
Sân bay có chiều dài là 10 km và chiều ngang 5km với Cổng chính vào Sân Bay hướng ra Cao tốc TP. HCM – Vũng Tàu, bên hông sân bay chính là Cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây kết nối vào Cao tốc Bắc – Nam.
Cũng theo sơ đồ quy hoạch, sau khi dự án toàn thành sẽ có 4 đường cất hạ cánh (dài 4000m, rộng 60m) đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Boeing 747, Airbus A380; 4 nhà ga hiện đại có công suất lớn tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/năm; riêng nhà ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/ năm.
Diện tích quanh sân bay khoảng 25.000 ha, trong đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành khoảng 5.000 ha. Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO và theo kế hoạch sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế.
5 vùng chức năng chính của sân bay Long Thành
Vùng 1: bao gồm các kho bãi lưu trữ hàng hóa của các nhà máy xí nghiệp, khu dịch vụ vận chuyển, khu chế xuất, khu công nghiệp. Vùng 1 được quy hoạch với tổng diện tích trên 15 ngàn héc ta, nằm tại phía đông của sân bay, cách sân bay từ 2 – 3 km.
Vùng 2: bao gồm khu dân cư được di dời từ các xã được giải phóng mặt bằng phục vụ cho quá trình xây dựng sân bay,các khu đô thị, khu tái định cư. Vùng này có diện tích vào khoảng hơn 14 nghìn ha.
Vùng 3: Có diện tích hơn 5 ngàn héc ta đóng vai trò kết nối giữa khu đô thị Long Thành và thành phố Nhơn Trạch,.
Vùng 4: Đóng vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ của đô thị Long Thành, có diện tích hơn 2 nghìn ha. Đây là nơi sẽ tập trung các trung tâm giải trí, các dịch vụ về nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cho hành khách và các nhân viên làm việc trong cảng hàng không quốc tế.
Vùng 5 đóng vai trò là vùng đệm với các sông rạch, không gian xanh để phát triển cảnh quan đô thị, có tổng diện tích trên 3 nghìn ha.
Kết luận
Sơ đồ quy hoạch sân bay quốc tế Đồng Nai đã cho ta thấy một cách tổng quan nhất về dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. Sự ra đời của dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tải và hỗ trợ rất nhiều cho sân bay Tân Sơn Nhất và hơn thế nữa là góp phần phát triển đất nước đặc biệt là ngành hàng không.