TIN TỨC

Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu cho công trình và cách tính

Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu cho công trình thì hợp lý, việc làm nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự nhiều bạn không biết. Mặc dù độ dày của sàn bê tông ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của toàn bộ công trình đến cả sau này. Vậy câu trả lời sẽ là đổ dày bao nhiêu? Theo dõi bài viết dưới đây các bạn sẽ có câu trả lời cùng cách tính luôn nhé.

Độ dày sàn bê tông và ảnh hưởng đến công trình

Theo các kỹ sư đầu ngành trong xây dựng thì khối lượng bê tông đổ cho sàn chiếm tới 30% khối lượng bê tông của toàn bộ công trình. Do vậy mà khi đổ bê tông sàn cần hết sức cẩn thận vì độ quan trọng của nó. Độ dày sàn bê tông sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố của công trình. Nếu quá mỏng sẽ khiến sàn bị ẩm, bị nứt hoặc nghiêm trọng có thể là sập sàn.

đổ sàn bê tông dày bao nhiêu

Độ dày của sàn cũng không được quá dày nó sẽ tác động một lực quá lớn lên móng, gây tổn hại cũng nghiêm trọng không kém đổ mỏng. Vì thế không phải cứ đổ dạy đã là tốt.

Do vậy mà khi chúng ta tính toán độ dày sàn thì phải rất chính xác và cẩn thận. Thông thường độ dày sàn bê tông sẽ ảnh hưởng bởi móng, bởi kích thước công trình, bởi tải trọng, mác bê tông, hàm lượng thép,…ngoài ra còn rất nhiều các yếu tố khác tác động.

Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Công thức tính độ dày sàn cho công trình

Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? để đảm bảo độ bền và nhẵn bóng chống ẩm ướt và trơn trượt và tiết kiệm chi phí nhất có thể trong thi công sàn. Công thức tính độ dày sàn dưới đây sẽ là câu trả lời cho các bạn.

Xem thêm:   Mái Taluy là gì? Quy định về độ dốc mái Taluy

Công thức tính độ dày sàn bê tông: h =(D/m)Lng

Trong đó:

Trị số “h” có quy định rất rõ ràng tiêu chuẩn đối với các loại sàn mái là 5cm còn với sàn nhà dân dụng là 6cm.

Lng là chiều dài cạnh ngắn dùng để tính toán của sàn. Trị số D = 0,8 – 1,4 nhưng phụ thuộc vào tải trọng công trình

Trị số m chọn trong khoảng 30 -35 tuỳ loại giằng hoặc dầm

Còn một cách tính độ dày sàn tối thiểu theo AIC đó là:

Đối với AIC thì trị số tối thiểu là “h” sẽ được đưa ra thị số min để độ võng của sàn phụ thuộc vào độ cứng của dầm và các loại thép sử dụng.

Khi 0,2 < α < 2,0 thì chiều dày của sàn sẽ là: h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)]. Lưu ý lại rằng đâu là trị số “h” min tức là nhỏ nhất “h” phải đạt được trị số này.

Khi α>2, chiều dày sàn không được phép nhỏ hơn: h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)]

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sàn. Sử dụng công thức α = EdJd/EsJ.

Đây là hai cách tính giúp các bạn đưa ra được chỉ số đổ sàn bê tông dày bao nhiêu tích hợp cho mọi công trình.

Những lưu ý trong việc đổ sàn bê tông trong công trình

Độ dày và khả năng chịu tải

Chiều dày sàn phải đảm bảo và độ cứng chịu tải trọng của toàn bộ các phần hạng mục đặt lên sàn cùng với cả tác động của con người và các vật dụng sau này. Đảm bảo rằng, khi chịu tất cả tải trọng sau này sàn sẽ không bị nứt hay ảnh hưởng về khả năng chịu lực.

Xem thêm:   Cách tính toán nhanh xây 1m3 tường 220 bao nhiêu viên gạch?

Khả năng cách âm và cách nhiệt từ sàn

Sàn là kết cấu chịu sự tải trong của toàn bộ công trình cùng với chịu ảnh hưởng trực tiếp của tác động con người. Vì thế đổ sàn sao cho con người đi lại trên mặt sàn và không có tiếng ồn, không có cảm giác người đang đi phía trên đầu của mình là yếu tố rất quan trọng.

đổ sàn bê tông dày bao nhiêu

Cần phải đảm bảo khả năng chống ăn mòn, chống thấm, chống cháy tốt

Khả năng chống ăn mòn, chống thấm và chống cháy là các yếu tố cơ bản trong một sàn của công trình dân dụng. Thế nhưng nếu làm sàn dày quá để đảm bảo các yếu tố trên cũng là không được. Vì thế cần phải tính toán hết sức kỹ lưỡng.

Kinh nghiệm đổ sàn bê tông

Khi đã tính toán được độ dày của sàn thì chúng ta sẽ tiến hành đổ sàn. Thông thường, độ dày của sàn nhà dân dụng sẽ từ khoảng 8 đến 10 cm. Nếu các bạn ra chỉ số chênh lệch quá lớn với các con số trên thì cần phải xem xét lại công thức hoặc cách tính.

Khi đổ sàn cần tiến hành đổ giật lùi và đổ chỉ một lớp nào xong lớp đó. Không được để sàn có sự phân tầng vì vừa gây mất mỹ quan vừa làm giảm tính kết nối của sàn.

Chúng ta nên chia sàn thành các ô trong quá trình đổ sàn. Khi đổ xong một ô chúng ta mới đổ đến ô kế tiếp, khi cách dầm chính 1m thì bắt đầu đổ dầm chính và đổ bê tông vào dầm đến khi cách mặt trên cốp pha chỉ 5cm thì lại quay sang đổ sàn.

Trên đây là thông tin câu trả lời về đổ sàn bê tông dày bao nhiêu cho công trình và cách tính cũng như kinh nghiệm đổ sàn cho các bạn tham khảo.

Để lại một bình luận