Giao tiếp từ lâu đã được đánh giá là một phần quan trọng trong cuộc sống con người. Giao tiếp vừa là khoa học vừa là nghệ thuật phục vụ nhu cầu của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của bạn. Hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng chúng tôi khám phá những phương pháp rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.
Kỹ năng lắng nghe là gì ?
Hiểu một cách đơn giản thì nghe là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não để giúp con người nhận biết được âm thanh xung quanh.. Còn lắng nghe lại nghe là một quá trình sau đó. Lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để có được thông tin, hiểu, cảm nhận và tìm hiểu sâu sắc hơn.
Có nhiều người đang nhầm lẫn giữa nghe và lắng nghe. Đây là hai việc khác nhau. Lắng nghe mang tính chủ động trong hành động nghe là thụ động. Lắng nghe đòi hỏi tập trung để hiểu trọn vẹn các vấn đề, ý nghĩa của câu nói và có thể tương tác lại với người nói.
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp có thật sự cần thiết?
Con người vốn có bản chất đó là thích làm người thông minh nhưng lại không thích làm bạn với người thông minh. Họ tiếp cận với những người biết quan tâm, thân thiết, gần gũi nhưng lại không biết cách tạo ra chúng trong cuộc sống hằng ngày từ một kỹ năng đơn giản như lắng nghe. Vì vậy, kỹ năng lắng nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, mọi loại hình công việc đều đòi hỏi chúng ta kỹ năng giao tiếp tốt. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì đây cũng là kỹ năng quan trọng bởi nó giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ và có nhiều cơ hội thăng tiến. Trong giao tiếp, nhờ có kỹ năng lắng nghe mà ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, thấu hiểu đồng nghiệp, đối tác. Từ đó tạo ra sự gắn kết giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Trong cuộc sống hàng ngày, người có kỹ năng lắng nghe sẽ tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết về cảm xúc. Từ đó, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, nhận được tình cảm, sự quan tâm từ mọi người xung quanh. .
Trong giao tiếp, kỹ năng lắng nghe còn giúp bạn giải quyết xung đột, mâu thuẫn một cách hiệu quả. Mọi vấn đề đều có thể giải quyết và sẽ trở nên dễ dàng hơn khi chúng ta bình tĩnh nói hết tất cả. Vì vậy thay vì tức giận hay mất kiểm soát thì chúng ta hãy biết lắng nghe đối phương nói ra quan điểm của mình từ đó chọn phương án giải quyết phù hợp.
Nguyên tắc vàng để trở thành người biết lắng nghe
Để có một kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể
Trong mọi tình huống giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể luôn đóng vai trò quan trọng. Khi bạn tích cực lắng nghe một ai đó hãy hướng ánh mắt của mình về phía họ. Nở một nụ cười thân thiện và cái gật đầu thiện chí sẽ cho thấy bạn là người đang tâm và tham gia cùng họ.
Nếu muốn tránh một câu chuyện mà bạn cho rằng không thoải mái, hãy thể hiện bằng những hành động khéo léo nhất đó là bạn có thể đặt tay vào túi quần hay thể hiện một vài cử chỉ thể hiện sự lo lắng. Những chi tiết nhỏ này sẽ giúp người nói nhận ra bạn đang gặp vấn đề khó khăn và không thể tập trung lắng nghe họ.
Tập trung vào đối tượng giao tiếp
Giao tiếp là tương tác giữa người với người, bạn không thể tiếp thu được những gì đối phương muốn truyền đạt nếu không có sự tập trung.
Nếu bạn đang ở trong một khu vực tập trung đông đúc, hãy chú ý hơn vào người mà bạn đang giao tiếp tránh những gì đang xảy ra xung quanh điều đó cho thấy đầy đủ sự quan tâm của bạn dành cho đối phương. Trong một vài trường hợp để nâng cao sự tập trung các bạn nên hạn chế những nguyên nhân gây sự xao nhãng như: tìm một không gian yên tĩnh để trò chuyện, tắt điện thoại..
Tuyệt đối không được ngắt lời
Một nguyên tắc không thể bỏ qua đối với kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp đó là tuyệt đối không được ngắt lời người khác. Việc làm này sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu và không muốn tiếp tục câu chuyện. Việc ngắt lời người khác không chỉ là biểu hiện của sự thiếu lịch sự mà còn biểu hiện bạn hoàn toàn không có khả năng lắng nghe.
Thấu hiểu khi lắng nghe
Hãy là người tinh tế trong mọi cuộc trò chuyện bởi không phải ai cũng có thể nói ra trực tiếp cho bạn biết điều mà họ muốn chia sẻ. Khi giao tiếp, bạn không chỉ lắng nghe mà cần phải học cách thấu hiểu. Việc làm đó sẽ giúp bạn tránh những lời nói gây tổn thương hay làm phật lòng họ.
Đưa ra các ý kiến cá nhân
Kỹ năng lắng nghe trong không có nghĩa là bạn buộc phải im lặng suốt cuộc hội thoại. Vì vậy, bên cạnh việc lắng nghe bạn cần đưa ra ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ. Điều đó sẽ giúp đối phương có hứng thú và dễ mở lòng chia sẻ hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Hãy luôn nhớ những nguyên tắc vàng, để không ngừng rèn luyện và nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.