Không ai tắm hai lần trên một dòng sông chắc hẳn ai cũng đã từng nghe một lần trong đời. Đây là câu nói mang nhiều ý nghĩa triết lý nhân sinh nhằm để người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống. Vậy bạn đã biết nguồn gốc câu nói ấy đến từ ai chưa và ý nghĩa thật sự của câu nói ‘ không ai tắm hai lần trên một dòng sông ‘ là gì chưa. Nếu bạn còn đang phân vân với câu trả lời của mình vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thật kỹ nhé!
Không ai tắm hai lần trên một dòng sông là câu nói của ai
Không ai tắm hai lần trên một dòng sông – Heraclitus. Heraclitus sinh vào khoảng năm 535 TCN tại Ephesus, Anatolia. Heraclitus xuất thân trong một gia đình quý tộc gồm các vị vua và linh mục với quyền lực hoàn toàn chỉ trên danh nghĩa. Đó là lý do sau này ông từ bỏ địa vị và quyền lợi của mình để có thể sống cuộc đời bản thân mong muốn. Trong các tư liệu về Heraclitus của Diogenes Laertius ông viết rằng Heraclitus người khép kín điều này đã bắt nguồn từ sự kiện ông chống lại sự kiểm soát của những tên bạo chúa và nền dân chủ đang dần thống trị lúc đó, khiến ông bị chỉ trích bởi những người xung quanh và buộc tự cô lập chính bản thân mình. Một số sử gia khác cho biết ông không phải là kẻ biết lắng nghe ý kiến của người khác và ông có đầu óc sắc bén, vô cùng nghiêm khắc, đầy tính mỉa mai.
Tư tưởng và quan niệm của tác giả Heraclitus
Là một con người sống khép kín, sống ở nơi hoang vu và yêu thích cái đẹp thì ông cũng có những tư tưởng và quan niệm khác biệt làm bản thân đặc sắc hơn khiến nhiều người phải tò mò, học hỏi. Vậy những tư tưởng và quan niệm ấy là gì thì mời bạn đọc tiếp phần sau đây:
Tư tưởng của Heraclitus
Trái ngược với tư tưởng nước tạo ra mọi vật của Thales Miles thì Heraclitus cho rằng lửa mới chính là nguồn gốc. Lửa không chỉ là cơ sở mà còn là khởi nguyên sinh ra chúng. Theo ông bản thân vũ trụ không phải do chúa trời, một lực lượng siêu nhiên nào tạo ra mà chính là lửa. Ông cho rằng lửa bao quát tất cả, lửa là vật chất thiết yếu để hợp nhất. Lửa không chỉ sản sinh ra vật chất, mà còn hiện tượng tinh thần và linh hồn con người. Với quan niệm coi toàn bộ vũ trụ là một ngọn lửa bất diệt.
Ông đã tiếp cận những quan niệm duy vật, nhấn mạnh tính bất diệt vĩnh viễn của thế giới. Ông đã mở rộng các biểu hiện của lửa không chỉ bao gồm ngọn lửa và khói, nhiên liệu còn là bầu khí quyển. Một phần của nó là mưa chuyển sang đại dương về mặt đất. Như vậy thì không khí, đất, biển ở khắp mọi nơi thực chất đều do lửa tạo thành. Quan điểm này của ông được Lênin coi là một trong những cách trình bày rất hay về những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng dù vẫn còn mộc mạc và thô sơ.
Quan niệm về logos
Mặc dù quan tâm đến những giải thích về thế giới xung quanh, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của mọi người để có thể sống với nhau trong sự hòa hợp xã hội nhưng đồng thời cũng phàn nàn rằng họ không hiểu được nguyên lý phổ quát mà qua đó mọi sự vật đều có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau. Từ đó, ông lý giải logos – một thuật ngữ nổi tiếng từ lâu đời có trong nhiều lĩnh vực tùy theo cách khai thác khác nhau. Đối với ông thì logos có mối liên hệ với lửa, nếu lửa là hiện tượng thì logos sẽ là bản chất của hiện tượng đó. Nếu thế giới là ngọn lửa vĩnh hằng thì logos sẽ là quy luật của tồn tại, là thứ tạo ra sự hài hòa của vạn vật trên thế giới. Từ đó mà nhận thức thế giới chính là nhận thức về logos. Vì vậy, logos của ông trở thành khách quan.
Đằng sau ý nghĩa của câu nói ấy là gì ?
Câu nói “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” rất nổi tiếng của nhà triết gia với hàm ý sâu sắc rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn vận động, không ngừng thay đổi và không có thứ gì tồn tại trong một khoảnh khắc bất kỳ cả. Mọi vật luôn diễn ra theo đúng cách diễn ra, mọi thứ trên cõi đời này phải thay đổi để có thể thích nghi với một quy chuẩn chung.
Lấy một ví dụ cụ thể như: Khi bạn tắm trên một dòng sông, trên mặt nước xuất hiện một cánh hoa, chỉ là trong tích tắc thôi, cánh hoa đã bị dòng nước cuốn trôi đi sang một vị trí khác. Thực tế thì mặt nước dù tĩnh lặng đến đâu thì mọi vật mà nó mang trên mình đều dịch chuyển không ngừng. Sinh ra trong sự bảo bọc của gia đình nhưng thời gian trôi qua nếu bạn mãi là phiên bản của mình vài năm trước thì bạn sẽ bị xã hội nhấn chìm không thể nào ngoi lên được.
“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” mang đến triết lý gì?
Mọi khoảnh khắc qua đi đều không lấy lại được và bạn phải học cách chấp nhận, thích nghi với mọi hoàn cảnh để đương đầu với mọi thử thách, tôi luyện mình một tốt hơn. Vạn vật đều tuần hoàn và không ngừng biến đổi, chúng ta cũng không bao giờ có thể “tắm hai lần trên một dòng sông”. Cái gì qua rồi chứ cho nó qua, không níu kéo, bi lụy. Tập chấp nhận với thực tại, cuộc sống chia cho bạn quân bài xấu nhưng cách chơi của bạn mới quyết định kết quả ván đấu. Không may mắn không sao, thất bại thì cố thay đổi phương án sẽ có ngày bạn có được phương pháp tốt nhất cho vấn đề đấy.
Cứ làm đi thất bại không mấy đáng sợ, sợ nhất chính là đến suy nghĩ ra cách làm còn không đủ dũng khí thì bạn đã thua từ lúc bắt đầu. Người ta có câu: “Chúng ta không hối hận vì những việc mình làm mà hối hận vì điều mình chưa dám làm.” Mọi vật luôn thay đổi và lẫn bản thân chúng ta cũng như vậy. Hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ và tương lai rồi sẽ trở thành hiện tại. Đừng bao giờ khiến mình phải hối hận khi nhớ về quá khứ.
Kết luận
Câu nói “ không ai tắm hai lần trên một dòng sông “ quả là một bài học hữu ích. Vừa là kiến thức vừa là bài học để chúng ta có thể phấn đấu trong cuộc sống hơn. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng mình để tìm hiểu câu nói không ai tắm hai lần trên một dòng sông nhé.