TIN TỨC

Cách trồng phong lan rừng đơn giản, dễ làm mà ai cũng nên biết

Trong một vài năm trở lại đây, thú chơi lan đang ngày càng phổ biến và được nhiều người yêu thích. Phần lớn những người chơi lan đều tìm kiếm các giò lan đơn giản, giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó vì thế phong lan rừng là sự lựa chọn tuyệt vời. Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách trồng phong lan rừng đơn giản, dễ làm mà ai cũng nên biết.

Vẻ đẹp của cây phong lan

Vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế của hoa lan đã làm bao người mê. Ngày này công nghệ kỹ thuật phát triển thế nên đã lai tạo ra rất nhiều giống lan có giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế cao.

Trồng lan và chăm sóc lan cần đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ từ người chơi. Muốn có được bông lan đẹp thì cần phải trải qua bao ngày chăm sóc, tỉa cành, bón phân. Với nhiều hình dáng khác nhau, mỗi cây lan đều có một vẻ đẹp riêng không giống cây khác.

Trong nhiều giống lan đang có mặt tại Việt Nam thì phong lan rừng rất được nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của mình. Tuy vậy, trồng và chăm sóc lan rừng cũng có rất nhiều lưu ý cho bạn để cây được phát triển tốt nhất. Những điều đó bạn sẽ biết ngay sau đây.

Cách trồng phong lan rừng đơn giản dễ làm

Sau đây sẽ là một số cách trồng phong lan rừng đơn giản, phổ biến, dễ làm mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

Trồng trong chậu

Đây là cách trồng phong lan rừng phổ biến nhất và được nhiều người sử dụng. Có 2 loại chậu được mọi người sử dụng nhiều nhất đó là chậu nhựa và chậu đất nung. Thường thì trồng trong các chậu đất nung thì gốc lan sẽ được phát triển ổn định hơn. Có một chú ý nhỏ khi mua chậu đó chính là chọn các chậu có nhiều lỗ để đảm bảo thông thoáng cho gốc lan phát triển. Bên cạnh đó chúng ta cần rửa sạch chậu trước khi trồng và tốt nhất thì để đất to xuống dưới và đất vụn tơi xốp trên mặt chậu.

Xem thêm:   Hướng dẫn cách cúng tam tai 2021: Cách cúng, lễ vật, bài văn khấn

cách trồng phong lan rừng

Trồng lan trên thân cây khác

Nếu không thích trồng lan trong chậu thì bạn cũng có thể trồng lan trên thân cây khác. Khi ghép lan thì cần sử dụng các cây thân mập, khỏe khoắn và nên tỉa bớt nhánh để cây dễ phát triển. Cây lan khi ghép xong cần quay về phía nhiều ánh sáng để có thể phát triển tốt sau này. Cách trồng lan như thế này phù hợp cho phần lớn các loài lan và đặc biệt hiệu quả với phong lan rừng

Trong trường hợp bạn muốn ghép lan trên thân cây chết thì bắt buộc phải cắt nhỏ thân cây rồi treo lên giàn. Nếu bạn ghép lan vào những ngày mưa thì không cần thiết phải buộc thêm xơ dừa. Tuy nhiên nếu trồng vào những ngày độ ẩm thấp, nắng ráo thì cần phải buộc xơ dừa để giữ độ ẩm cho nhành lan.

Trồng thành băng xơ dừa

Từ những xơ của quả dừa khô, chúng ta xé nhỏ thành từng miếng nhỏ kích thước khoảng nửa bàn tay. Sau đó xếp các mảnh xơ dừa thành băng trên giàn và định hình bằng nẹp tre. Cần chú ý rằng cần đục lỗ thoáng cho miếng xơ dừa để tránh bị úng nước. Thời gian sử dụng của miếng xơ dừa là khoảng 2 năm rưỡi đến 3 năm.

Sự cố thường gặp khi chăm sóc phong lan rừng

Khi chăm sóc phong lan rừng bạn cần chú ý một số các hiện tượng sau:

Trồng cây không ra hoa: Do cây thiếu chất dinh dưỡng, phân bón.

Chấm nâu trên lá: Do cây bị ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài.

Thối lá: Do nhiệt độ cây thấp và úng nước.

Thủng lá: Do ốc sên.

Hoa rụng khi còn là nụ: Do cây gặp gió lạnh nên cần di chuyển đến vị trí thích hợp hơn.

Xem thêm:   Hướng dẫn chọn kích thước lỗ ban cửa cổng hợp tuổi

Lá héo: Do cây đặt tại vị trí nắng nóng, không được tưới nước đầy đủ.

Chú ý khi trồng phong lan rừng

Nhiệt độ thích hợp nhất để cho sự phát triển của cây lan là khoảng 20 độ đến 25 độ ban ngày và khoảng 18 độ vào ban đêm. Thế nên bạn cần tìm vị trí thích hợp để đặt cây.

Cây phong lan ưa ánh sáng ban mai, không chịu được ánh nắng gắt, mạnh mẽ.

Khi trồng lan cần chú ý tưới nước thường xuyên để đảm bảo cho độ ẩm của đất luôn trong tình trạng lý tưởng. Đồng thời sau khoảng 1 đến 2 năm thì nên đổi chậu để giúp cho cây ra rễ mới.

cách trồng phong lan rừng

Khi mới trồng cây thì nên đặt tại vị trí có nhiệt độ thích hợp để rễ non được phát triển sau đó dần dần theo thời gian chuyển ra vị trí có ánh sáng thích hợp.

Trong thời gian từ 1 ngày đến 2 ngày thì không nên tưới cây vì sẽ khiến cây bị thối rễ.

Độ ẩm của đất cũng cần được chú ý thường xuyên để đảm bảo cây phát triển tốt nhất. Khi tưới cây nên tưới theo hình thức phun sương không nên tưới luôn lên rễ. Bón phân cho rễ cần được bón khi rễ đã phát triển, không nên bón phân quá sớm sẽ làm chết rễ. Có thể sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón vô cơ để bón cho lan nhưng tốt nhất nên sử dụng phân bón hữu cơ.

Nhiệt độ cao là điều kiện rất tốt để phát triển cho cây lan. Thế nên vào những ngày nắng, nhiệt độ cao nên tăng cường bón phân cho cây để cây có đầy đủ dinh dưỡng phát triển. Tuy vậy không được đặt cây tại vị trí nắng gắt hoặc thiếu ánh sáng để ảnh hưởng xấu đến sự phát triển.

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về một số cách trồng phong lan rừng đơn giản dễ làm mà ai cũng cần biết. Bên cạnh đó là các lưu ý khi trồng lan. Mong các bạn đã tìm được thông tin mong muốn, chúc các bạn áp dụng thành công.

Để lại một bình luận