TIN TỨC

Nguyên tắc bố trí thép giằng móng cho công trình

Độ bền vững của công trình được quyết định nhiều bởi yếu tố nền móng. Trong đó bố trí thép giằng móng cho công trình là một yếu tố nhỏ nhưng lại có ý nghĩa to lớn mang tới chất lượng cho móng cũng như cho toàn bộ công trình. Để tìm hiểu nguyên tắc bố trí thép cùng với các loại giằng móng, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về giằng móng trong xây dựng nhé.

Tìm hiểu khái niệm về giằng móng trong công trình

Giằng móng có thể nhiều người đã nghe nếu như biết đến các công trình xây dựng kể cả nhà dân dụng thông thường. Thế nhưng nó không phải ai cũng biết đến chi tiết này.

Giằng móng là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong một công trình xây dựng và không thể thiếu với tác dụng liên kết giữa hệ thống móng với nhau tạo ra độ bền vững cho công trình. Cùng với đó là tăng cường độ cứng, giảm lực tác động của toàn bộ công trình lên nền móng, hạn chế tối đa sự biến dạng của sàn.

bố trí thép giằng móng

Bộ phận này thường có kết cấu theo phương nằm ngang trên bề mặt của móng. Nó có tác dụng liên kết các móng lại với nhau để tạo nên khả năng chịu lực tốt hơn nhờ phân chưa lực đều cho các cột móng chứ không để một cột móng nào phải chịu quá nhiều sức tải. Hơn nữa nó còn chống xoay hoặc lệch các điểm nút ở chân cột.

Nguyên tắc bố trí thép giằng móng trong công trình dân dụng

Giằng là cấu kiện rất cơ bản nằm ngang để đỡ toàn bộ công trình cùng với kết cấu móng. Dưới đây là một số nguyên tắc bố trí thép giằng móng cho các công trình để đạt chất lượng tốt nhất.

Xem thêm:   Top những ngôi nhà có vị trí đẹp ở khu vực Tây Hồ

Nguyên tắc đầu tiên là cần chọn đường kính cho cốt thép giằng chuẩn nhất:

+ Cốt thép chịu lực của đường kính giằng móng sẽ nằm trong khoảng 12-25mm

+ Cốt chính trong giằng phải chọn đường kính lên đến 32mm

+ Không chọn đường kính lớn quá 1/10 bề rộng giằng

+ Không dùng quá ba loại đường kính cho cốt thép chịu lực của giằng.

Nguyên tắc tiếp theo là cần có lớp bảo vệ cốt thép giằng, cần phân biệt rõ lớp bảo vệ cốt thép chịu lực và của đai cốt thép là khác nhau. Trong mọi trường hợp, chiều dày bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính cốt thép.

Tiếp theo là khoảng hở của cốt thép giằng được đảm bảo. Vì đây là khoảng cách thông thuỷ nên không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn đường kính cốt thép. Việc bố trí thép giằng móng trong quá trình đổ bê tông phải tuân thủ thêm các nguyên tắc sau:

+ Cốt thép đặt dưới tối thiểu phải là 25mm

+ Cốt thép đặt trên tối thiểu phải là 30mm

+ Cốt thép đặt thành hai hàng thì hàng phía trên tối thiểu phải là 50mm

Độ cao của móng lúc nào cũng thấp hơn so với nền khoảng 50mm và được bố trí cách nước, ở dưới có chèn cát, đá dăm,… để chống biến dạng cũng như tránh tác động gây hại lên giằng móng cũng như toàn bộ phần móng.

Trên đây chỉ là một số nguyên tắc cơ bản, ngoài ra còn rất nhiều các nguyên tắc khác và chi tiết trong việc bố trí thép giằng móng mà các bạn có thể tham khảo.

Giới thiệu về một số loại giằng móng hiện nay thường sử dụng

Giằng móng như đã hiểu là bộ phấn gối lên móng nên nó phụ thuộc khá nhiều vào khoảng cách của các cột với nhau. Thông thường với công trình dân dụng các cột sẽ cách nhau 6m thì các loại giằng móng hình thang và hình chữ nhật được sử dụng nhiều hơn so với giắng móng hình chữ T.

Xem thêm:   Độ sụt bê tông là gì?  Làm thế nào kiểm tra độ sụt bê tông hiệu quả nhất?

Ngoài những loại giằng móng kể trên thì nếu chúng ta không phân loại theo hình dáng thì bộ phần này được chia thành các loại phụ thuộc vào độ tương thích đối với loại móng mà công trình đang sử dụng. Chúng được chia thành 3 loại:

1. Giằng móng đơn

Đây là loại giằng móng có cấu tạo từ cốt thép dày và đổ bê tông vào bên trong. Móng của hệ thống này liên kết với giằng chặt chẽ tạo nên một khối vững chắc và hạn chế tối đa các tác động ngoại lực lên công trình. Tuy nhiên do loại móng này thi công mất nhiều thời gian, chi phí lại đắt nên thường không được sử dụng nhiều. Chỉ sử dụng với các nền đất yếu mà thôi.

bố trí thép giằng móng

2. Giằng móng băng

Phần này được tạo thành từ một lớp bê tông trải dài trên bề mặt móng có tác dụng lót móng cùng thép được bố trí hợp lý tạo nên dải liên kết móng. Kích thước của giằng móng băng sẽ thường là 300x700mm. Giằng móng loại này được sử dụng nhiều hơn trong các công trình dân dụng hiện nay vì độ tương thích của nó với công trình cao, chi phí lại khá rẻ, dễ thực hiện.

3. Giằng móng bè

Đối với các nền đất yếu thì giằng móng bè hay được nhà thầu lựa chọn nhất để khả năng chịu lực của móng được đảm bảo. Phần giằng móng bè là lớp bê tông và sẽ trải rộng ra khắp mặt nền của công trình để tạo liên kết. Kích thước lớp bê tông dày khoảng 100mm.

Dưới đây là một vài nguyên tắc bố trí thép giằng móng cho công trình cùng với giới thiệu một số loại giằng móng cơ bản cho các bạn tham khảo.

Để lại một bình luận